Các vai trò này ở trong doanh nghiệp luôn có sự kiêm nhiệm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng nếu người doanh nhân có tư duy một cách rõ ràng mạch lạc về các chức năng mấu chốt của từng loại vai trò, đặc điểm bản chất của từng vai trò thì việc thiết kế tổ chức, nhân bản quy mô của bài toán kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và tối ưu.
- Vai trò doanh nhân và doanh nhân cộng sự
- Chức năng mấu chốt: Xây dựng ý tưởng kinh doanh, Thiết kế bài toán kinh doanh, Chiêu mộ đội ngũ phù hợp cho bài toán, Huy động các nguồn lực cần thiết cho bài toán kinh doanh
- Không được làm gì? Không được đánh mất tinh thần doanh nhân làm cho tinh thần của đội ngũ sẽ bị sao động; Không được chia sẻ thông tin một cách bất quy tắc làm cho đội ngũ không biết đường nào mà hành động
- Khi đi chiêu mộ người doanh nhân cộng sự: Cần tìm người để bù vào phần năng lực cốt lõi còn thiếu của mình để phù hợp với bài toán kinh doanh đang cần xây dựng; Người này cần được xem xét thêm bốn yếu tố mấu chốt gồm:
+ Có cùng chung lý tưởng – chí hướng – ước mơ – khát vọng, từ đó mà dẫn tới cùng nhau tìm được ra tầm nhìn chung của dự án
+ Có cung chung cách làm, phải làm thử cùng nhau từ việc nhỏ tới việc lớn, từ việc dễ tới việc khó, từ việc đơn giản tới việc phức tạp, có thời gian để cùng bàn bạc, cùng hành động sẽ thấu hiểu được nhau, tin tưởng nhau
+ Lợi ích hòa hợp, tốt nhất nên bàn bạc về khuynh hướng lợi ích nếu dự án thắng và nếu dự án thua càng sớm càng tốt, từ đó mà có nguyên tắc khi chia quyền lợi hoặc chia trách nhiệm rủi ro
+ Tình nghĩa tương giao là thứ có qua có lại về mặt tình cảm, sự chân thành, sự tin cậy, tương quan góc nhìn và giao thoa giá trị tôn trọng
2. Vai trò CEO, các quản lý cấp cao
- Chức năng mấu chốt của những người cấp cao: Thấu hiểu tư tưởng của người doanh nhân lãnh đạo, Tin tưởng vào tầm nhìn và giá trị của tổ chức, Hoạch định cấu trúc của tổ chức, Lãnh đạo và quản trị đội ngũ hoàn thành các mục tiêu kinh doanh;
- Không được làm gì? không được tự ý hành động vượt quá giới hạn của bài toán kinh doanh do người doanh nhân và doanh nhân cộng sự đã thiết kế.
- Năng lực mấu chốt đòi hỏi khi chiêu mộ người làm cấp cao: quản trị được các mặt đối lập của bài toán kinh doanh: bán hàng và thu nợ, bán hàng và giao hàng, .. thậm chí là đạt những kết quả vượt trội trong trạng thái nguồn lực giới hạn (bản chất trong kinh doanh nguồn lực sẽ luôn có giới hạn)
- 8 Công việc của một CEO
(Đọc thêm ở link dưới đây)
https://arrows.com.vn/2023/07/25/8-viec-can-lam-cua-ceo/
3. Vai trò quản lý cấp trung: Trưởng phòng, trưởng nhóm, trưởng team, …
- Chức năng mấu chốt của các quản lý cấp trung: (1)nắm giữ mục tiêu chung của bộ phận mình đang quản lý, chia nhỏ được mục tiêu chung thành các loại mục tiêu nhỏ hơn cả về mặt tiến trình thời gian thực hiện và theo đặc tính của đội ngũ mình đang quản (team càng nhỏ thì người quản lý càng rành về chuyên môn, nhưng rành chuyên môn không phải điều kiện tiên quyết để trở thành một quản lý giỏi, quản lý thì đòi hỏi các kỹ năng cá nhân về mặt quản lý); (2)Nắm rõ thế mạnh thế yếu của từng thành viên trong team, tạo không gian cho các thành viên phát huy điểm mạnh, và tìm cách hoặc tìm người có thể đào tạo/chỉ dẫn cho các thành viên hoàn thiện điểm yếu (Đòi hỏi kỹ năng quản lý, để không biến các nhân viên thành ngôi sao, bạn sẽ mất khả năng quản lý); (3)Gây ảnh hưởng tới các thành viên trong team để họ an tâm & trách nhiệm cao nhất với chính vai trò của họ vì các mục tiêu lớn nhỏ chung của team. (4)Về mặt chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý, đòi hỏi nhà quản lý nắm được rõ các vấn đề mấu chốt của chuyên môn đó (Lưu ý là nắm được đâu là vấn đề mấu chốt chứ không phải là người giỏi chuyên môn nhất bộ phận mình)
4. Vai trò chuyên môn: Kế toán, bán hàng, MKT, R&D, …
- Tùy vào mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh mà mỗi tổ chức sẽ thiết kế bao nhiêu vai trò chuyên môn và đặt tên các vai trò chuyên đó ra sao cho phù hợp và tối ưu hiệu quả.
- Chức năng mấu chốt của vai trò chuyên môn: Hoàn thành nhiệm vụ của chuyên môn đó một cách xuất sắc (nghĩa là yêu cầu sự giỏi nghề)
- Gọi tên các đầu việc lớn khi một nhân viên ở vai trò chuyên môn cần làm bao gồm như sau:
+ Thu thập các thông tin chuyên môn cần thiết hoặc sẽ cần giải quyết để bộ máy tổ chức kinh doanh có thể vận hành mượt mà (Như tay thì phải gắp thức ăn còn miệng thì cần phải nhai thức ăn, nhưng chọn loại thức ăn gì do não bộ quyết định lựa chọn)
+ Xử lý các thông tin chuyên môn đó chính là quá trình nhào nặn, sắp xếp, chỉnh sửa phù hợp cho mục tiêu của vai trò tiếp theo trong bộ máy. Đây được gọi là quá trình xử lý bằng nghiệp vụ chuyên môn: kế toán thì có nghiệp vụ kế toán, bán hàng thì có nghiệp vụ bán hàng, mkt thì có nghiệp vụ mkt, tài chính thì có nghiệp vụ tài chính, giao vận có nghiệp vụ của giao vận, …
+ Cung cấp các báo cáo hay các thông số/kết quả/tài liệu đầu ra cho các bộ phận tiếp theo, hoặc cho cấp cao – não bộ chỉ huy (Đồ ăn cay quá thì bớt ớt lại, nóng quá thì thổi đi cho nguội, đói quá thì phải đi kiếm đồ ăn, …). Nếu không có báo cáo thì các bộ phận khác sẽ không thể biết phối hợp ra sao cho nhịp nhàng thành bộ máy được
+ Hỗ trợ các vai trò/chức năng khác khi các vai trò/chức năng khác. Mỗi lần có chức năng nào đó bị quá tải, bị thiếu hụt thì có một số vai trò/chức năng phù hợp sẽ hỗ trợ. Ta có thể quan sát một người bị cụt chân tay bẩm sinh, vậy thì toàn cơ thể anh ta cứ chỗ nào hỗ trợ được để đảm bảo chức năng di chuyển, cầm nắm là anh ta sẽ nỗ lực để dùng chứ không có nề hà gì.
5. Vai trò nhà đầu tư
- Chức năng chính của nhà đầu tư là mang lại nguồn lực bổ sung cho doanh nghiệp: Nguồn lực về tiền, nguồn lực về quan hệ, và các nguồn lực phù hợp khác. Khi lựa chọn nhà đầu tư thì người doanh nhân và quản lý cấp cao cần phải xác định rõ Mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh hiện đang cần hình mẫu nhà đầu tư loại nào. Và chắc chắn nhà đầu tư không thể can thiệp quá sâu vào hoạt động vận hành, không thể dẵn dắt doanh nghiệp được
- Về mặt nguyên lý thì nhà đầu tư chỉ quan tâm khoản tiền đầu tư của họ cho doanh nghiệp khi nào sẽ HỒI VỐN hoặc khi nào thì sẽ đạt mức độ MỞ RỘNG như kỳ vọng. Bởi nhà đầu tư sẽ nhìn toàn bộ doanh nghiệp như một khối tài sản sinh lợi nhuận kỳ vọng cho họ. Họ đánh giá tiềm năng và giá trị của tài sản thông qua đánh giá đội ngũ lãnh đạo, đánh giá mô hình kinh doanh, đánh giá chiến lược và kế hoạch kinh doanh
- Có nhiều kiểu đầu tư khác nhau phù hợp cho chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp mới là ý tưởng đang tính toán hoặc còn non trẻ mới hoạt động thì có đầu tư cộng đồng, nhà đầu tư ươm tạo, nhà đầu tư thiên thần (Kỳ vọng là giúp đỡ hoặc kỳ vọng thành công sẽ là quả “ăn đậm”, có thể lợi nhuận ở mức số mũ so với khoản đầu tư); Khi doanh nghiệp đã hình thành và đạt tới một mức độ có nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư chiến lược,…(Nhà đầu tư kỳ vọng dự án thành công thì có thể đạt mức lợi nhuận “theo lần, chục lần,…” trên vốn đầu tư). Khi doanh nghiệp đang hoạt động vững trãi thì có nhà đầu tư thông thường (Nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận theo tỷ lệ % trên số vốn đầu tư, có thể chỉ là cao hơn số lãi họ gửi ngân hàng).
- Chọn mời nhà đầu tư, hãy đừng chỉ nhìn vào số tiền của họ đầu tư mà hãy nhìn vào điều doanh nghiệp đang thực sự cần và nhà đầu tư có thể đáp ứng ở mức yêu cầu phù hợp hay không?
6. Vai trò chuyên gia
- Thị trường có hằng hà xa số các chuyên gia khác nhau, Mỗi chuyên gia sẽ có một thế mạnh riêng. Nên khi thuê chuyên gia thì doanh nghiệp cần xác định cho kỹ mục đích của thuê chuyên gia để giải quyết vấn đề gì, vấn đề đó thuộc cấp độ vai trò nào, chức năng nào của doanh nghiệp
- Thuê đúng chuyên gia thì vấn đề được giải quyết, thuê sai chuyên gia thì làm khó thêm cho đội ngũ và doanh nghiệp. Để đánh giá được kiểu chuyên gia cần thiết thì trước tiên doanh nghiệp cần nhận thức rõ, hiểu đúng về điều doanh nghiệp đang cần chuyên gia hỗ trợ; và điều kiện cần là phải nắm được những điều đã thảo luận chia sẻ trong suốt nội dung của buổi làm việc đầu tiên này.