Quy tắc SEE- BE- DO- HAVE

      Hành trình từ tiềm thức đến nhận thức 

(Tiềm thức -> Ý thức -> Kiến thức -> Phương thức -> Công thức -> Mô thức -> Nhận thức)

           Để dễ hình dung hơn, tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện

           SEE– Khi một người mẹ mang thai, những suy nghĩ, cảm xúc, hành động của người mẹ, em bé trong bụng vô thức tiếp nhận tất thảy mọi thứ. Đứa trẻ nghe được giọng nói của người mẹ nói chuyện hằng ngày, cảm nhận được độ rung của âm thanh, nhưng chưa thể biết được âm thanh ấy phát ra từ đâu (Tiềm thức). Cho đến khi trào đời, đứa trẻ vô thức cất tiếng khóc, đó cũng là lần đầu tiên được nhìn thấy thế giới bên ngoài, thấy được hình ảnh thực sự của người mẹ. Ngày ngày được mẹ quan tâm chăm sóc, đứa trẻ ý thức được đây là một chỗ dựa an toàn để mình có thể tin tưởng được (Ý thức). Đồng thời, ngày ngày quan sát và cảm nhận từng cử chỉ, hành động ân cần của người mẹ, em bé phát hiện ra rằng hành động khóc có thể giúp biểu đạt ý muốn của mình (Kiến thức): Đói khóc, buồn ngủ khóc, đi vệ sinh khóc… Đứa trẻ sẽ liên tục áp dụng cách làm (Phương thức) này cho đến khi đạt được kết quả. Tuy nhiên, cách làm này không phải lúc nào cũng thành công. Song song quá trình này, đứa trẻ cũng dần dà phát triển về cả hành động. Đứa trẻ dần biết cầm nắm, biết lẫy, biết bò, nhưng vẫn chưa biết nói. Đứa trẻ cũng có thêm kiến thức, khái niệm về các đồ vật, màu sắc, hình dạng hơn (BE). Lúc này, đứa trẻ đã phát hiện ra thêm nhiều cách thức mới để mong muốn của mình có thể trở thành hiện thực với tỉ lệ thành công cao hơn. Chẳng hạn, khi đứa trẻ muốn chơi đồ chơi ô tô, thay vì chỉ nằm đó khóc lóc, đứa trẻ biết chỉ tay, cầm nắm ô tô, hay tự bò đến giỏ đựng đồ chơi để lấy (DO) thứ mình muốn- chiếc ô tô (HAVE). Vì chưa biết nói, nên đôi khi đứa trẻ vẫn khóc để biểu đạt những điều mình chưa hài lòng, chưa vừa ý. Tuy nhiên, đứa trẻ đã biết áp dụng nhiều  Công thức khác nhau để đạt được thứ mình muốn. Trưởng thành hơn chút nữa, em bé biết bắt chước bố mẹ, ông bà nói chuyện, rồi kể chuyện, biết đi, biết chạy. Khi đó, phương thức ngôn ngữ tiếng nói trở thành ngôi sao trong tất cả các phương thức biểu đạt của đứa trẻ. Và kiến thức của em bé ở thời điểm này cũng đã phong phú hơn rất nhiều. Em bé biết vận dụng một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn (Mô thức) hơn các phương thức biểu đạt để mong muốn của mình trở thành hiện thực dễ dàng nhất có thể. Vẫn là câu chuyện về chiếc ô tô, em bé muốn có một chiếc ô tô đồ chơi (HAVE). Em bé nhận thức được (HAVE) việc mình thích một chiếc ô tô đồ chơi như thế nào (ô tô thể thao, màu xanh, có điều khiển từ xa, có thể tháo lắp, ở trong cửa hàng đồ chơi gần nhà), ai là người có thể mua cho bé (ông bà, bố mẹ, người lớn….). Một đứa trẻ thông minh thậm chí còn biết quan sát và thu thập (SEE) những kiến thức này, rồi vận dụng trí tưởng tượng để lên kế hoạch (BE) khi nào, trong trường hợp nào thì nên gợi ý, đặt câu hỏi như thế nào, thuyết phục, xin xỏ ai và thực hiện kế hoạch đó (DO) để có được (HAVE) món đồ chơi ô tô mình thích.

Quá trình học hỏi trên là liên tục, thành quả, nhận thức có được của quá trình học cũ sẽ trở thành tiềm thức, kiến thức cho quá trình học mới, ngày càng phát triển và tinh tế hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *